Một tờ báo nọ đã đăng câu chuyện và
bài thơ ngụ ngôn như sau: Có một hạt giống nhỏ nằm dưới lòng đất, chẳng bao lâu
nó sẽ nứt lộc đâm chồi. Nó trầm ngâm suy nghĩ: "Ta sẽ biến mình thành loại
hoa nào trong các loài hoa đẹp bây giờ?" Rồi người ta nghe nó nói một
mình: "Ta chẳng thèm làm hoa Hồng, nó đầy gai! Ta chẳng thích làm hoa Huệ,
nó chẳng có màu sắc gì cả! Chắc chắn ta cũng không thành loài hoa Tím, nó nhỏ
bé quá và lại mọc sát mặt đất!"
Đoạn chót của bài thơ nói về hạt giống
ấy như sau:
Thế là nó chê hết
loài hoa nầy,
….. đến loài hoa
khác,
Cho tới khi hạt
giống kiêu kỳ đó thức dậy,
….. vào một sớm mùa
hè,
Nó thấy mình là …..
một cọng cỏ!
Dường như ai cũng muốn cho mình là
hay, là tốt hơn mọi người khác! Thói thường, người ta thích chê bai, chỉ trích
cái xấu hoặc nhược điểm của kẻ khác, còn mình thì bao giờ cũng tốt đẹp. Ngay cả
trong lời tự thú: "Tôi xấu xa lắm!" cũng thường phảng phất cái ý tưởng
rằng: "chính mình là người tốt." Chúa Jêsus muốn chúng ta đối diện
với con người của chính mình. Trước khi nhìn vào lỗi lầm của người khác, phải
thẳng thắn với lỗi lầm của ta. Kết quả là khi tự nhận thức được lỗi lầm, chúng
ta sẽ không còn dám lên án lỗi lầm của ai khác!
Sứ đồ Phao-lô, trong thơ gửi cho Hội
thánh Phi-líp, ông khuyên không nên khinh thường người khác, nhưng phải tôn
trọng lẫn nhau, "Chớ làm sự chi vì
lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn
trọng hơn mình." (Phi-líp
2:3-8)
Ông muốn chúng ta hãy học tính khiêm nhường như Chúa Giê-su. “Chính Ngài đã tự
bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người…. Hãy có đồng một
tâm tình như Đấng Christ đã có.” (Phi líp 2:7).
"Sao ngươi dòm
thấy cái rác trong mắt anh em ngươi,
mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?" (Ma thi ơ 7:3).
mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?" (Ma thi ơ 7:3).
(Sưu tầm)