Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

LÀ CƠ ĐỐC NHÂN

Vài năm về trước, một mục sư từ một tiểu bang nhỏ nhận được lời mời đến tiếp quản một Hội thánh tại Houston, bang Texas. Vài tuần sau khi tới nơi, chuyện xảy đến khi ông có lần đi xe buýt từ nhà mình đến khu vực trung tâm thành phố.

Khi vừa ngồi vào chỗ, ông phát hiện ra người lái xe khi trả lại tiền lẻ đã vô tình đưa thừa một đồng xu một phần tư đô-la. Suy tính xem phải làm gì, ông nghĩ, “Tốt nhất là mình trả lại đồng xu này. Giữ nó lại là sai.” Sau đó ông nghĩ, “Ôi, quên đi, chỉ là một phần tư đô-la thôi mà. Ai mà lo về số tiền ít như thế này? Hơn nữa, công ty xe buýt này bán vé giá quá đắt, họ chẳng thiệt đi chút nào đâu. Cứ coi như đó là món quả nhỏ từ Chúa, rồi im đi.”

Khi đến bến mình cần, ông dừng lại một thoáng ở cừa, trao đồng xu một phần tư đô-la vào tay người lái xe và nói, “Này, anh đưa tôi thừa tiền trả lại.”

Người lái xe hỏi lại với nụ cười, “Có phải ông là mục sư mới chuyển đến thành phố?”

“Vâng”, ông đáp.

“À, tôi gần đây nghĩ nhiều về việc tìm một nơi để đi thờ phượng Chúa. Tôi chỉ muốn xem ông sẽ làm gì nếu tôi trả thừa cho ông tiền lẻ. Hẹn gặp ông ở nhà thờ Chủ nhật này nhé.”

Khi nhà truyền giảng ra khỏi xe buýt, ông phải bám vội lấy cột đèn gần nhất để tựa vào đấy, và nói, “Ôi Chúa ơi, thiếu chút nữa con đã bán Ngài lấy một phần tư đô-la.”

Cuộc sống chúng ta có thể là phiên bản Kinh thánh duy nhất mà người khác có thể được đọc. Đây là một thí dụ đáng sợ về việc người ta luôn soi xét chúng ta là cơ-đốc nhân như thế nào, và sẽ tìm mọi cách để thử thách chúng ta! Hãy luôn luôn tỉnh thức và nhớ rằng – mình mang danh Đức Giê-xu cơ-đốc khi tự gọi mình là “cơ-đốc nhân”.

Hãy để ý tư tưởng mình, nó sẽ thành lời nói.
Hãy để ý lời nói mình, nó sẽ thành hành động.
Hãy để ý hành động mình, nó sẽ thành thói quen.
Hãy để ý thói quen mình, nó sẽ thành tính cách.
Hãy để ý tính cách mình, nó sẽ quyết định số phận của bạn.

(Nguồn: Tinlanh.Ru sưu tầm và dịch)

                                                                                

TÔN VINH ĐỨC CHÚA TRỜI

“Hãy tôn Ðức Giê-hô-va vinh hiển xứng đáng cho Danh Ngài.” (Thi thiên 29:2).


        Vinh quang của Ðức Chúa Trời là do kết quả của bản tánh và những hành động của Ngài. Ðức Chúa Trời là Ðấng vinh quang. Cá tính Ngài vốn vinh quang, vì cá tính Ngài chất chứa tất cả những thánh khiết, nhân từ, khả ái... cho nên Ðức Chúa Trời hết sức xứng đáng được rạng Danh. Các hành động của Ngài đều xuất phát quang vinh. Khi Ngài muốn cá tánh Ngài bày tỏ cho những vật thọ tạo của Ngài về sự thiện hảo, ơn thương xót và sự công bình của Ngài, thì Ngài cũng muốn kết hợp vinh quang của Ngài, để bày tỏ vinh hiển của Ngài và chỉ riêng cho Ngài mà thôi. Nơi chúng ta là những con người thọ tạo của Ngài, không có cái gì là riêng của chúng ta khiến cho chính chúng ta được vinh hiển. Bởi vì ai trong chúng ta ai khác hơn người kia? Chúng ta có gì ngoài những điều chính chúng ta nhận được nơi Ðức Chúa Trời những ân huệ của Ngài? Thế thì chúng ta phải cẩn trọng sống khiêm nhu trước mặt Ðức Chúa Trời. Chính lúc chúng ta tự đề cao là lúc chúng ta nổi dậy chống lại Ðấng Chí Cao và trở thành kẻ đối địch lại Ngài. Trong cả vũ trụ chi có Một Ðấng vinh quang duy nhất mà thôi.
         Con sâu có dám đề cao nó và đương đầu với mặt trời, là nơi đã ban sức nóng để khiến cho nó ra đời chăng? Cái bình gốm lại dám tự kiêu, tự đề cao mình với người đã nắn ra nó trên bàn quay sao? (Xem Ê sai 45:9; 64:8). Cát bụi trong Sa mạc có dám chống lại với cơn lốc không? Các giọt nước của đại dương có chống lại được cơn bão tố không?
         Hỡi hết thảy những người nhờ huyết Cứu Chúa rửa sạch tội cho mình, hãy nhường cho Chúa mọi vinh quang, hãy dành cho Chúa tất cả những vinh dự xứng hợp với Danh Ngài. Nhưng lạ thay cho một số con dân Chúa! Có lẽ bài học khó khăn gay go vô cùng cho các Cơ đốc nhơn là học và thi hành câu nầy: “Lạy Chúa, vinh hiển không thuộc về con, nhưng thật sự thuộc về Cha.”
        Ðây là bài học mà Ðức Chúa Trời luôn luôn muốn dạy chúng ta, đến nỗi đôi khi Ngài đành phải dạy chúng ta bằng kỷ luật, bằng cách sửa trị đau đớn, để chúng ta phải nhớ, phải tuân hành. Vì tuân hành như vậy chúng ta mới được phước.
         Nếu một Cơ đốc nhân khoe rằng: “Tôi làm được mọi sự” mà không nhớ và không ý thức và không nói thêm cho đầy đủ rằng: “nhờ Ðấng ban thêm sức cho tôi” (Philíp 4:13) thì chẳng bao lâu người ấy sẽ phải thở than trong tro bụi mà nhận ra sự thật rằng: “Tôi không làm được gì cả.” Khi chúng ta làm được việc gì cho Chúa và Ngài vui nhận những việc ấy của chúng ta, thì hãy đặt mão miện của chúng ta dưới chân Ngài và nói với mọi người rằng: “Không phải tôi, nhưng đó là nhờ ơn điển của Ðức Chúa Trời giúp tôi.” (1 Cô 15:10).


Mục sư Spurgeon.


SĂN CHÓ SÓI KIỂU… ESKIMO

        “Người Eskimo đã săn chó sói như thế nào trong vùng băng giá và lạnh cóng của Bắc cực?” Đó là một câu hỏi đã làm nhiều người dày công suy nghĩ để tìm câu trả lời. Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật bén và nhọn đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra để ngoài trời cho đóng băng lại. Họ làm như vậy nhiều lần để cho lớp băng càng lúc càng dày thêm, cho đến khi mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che giấu lưỡi dao bên trong.
Tối đến, họ cắm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi máu của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến. Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn, liếm nhanh hơn với sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và bắt đầu chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của các con chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng những con chó sói lại tưởng đó là máu của thú rừng nên chúng càng liếm hăng say hơn. Khi đã chảy máu nhiều thì càng cảm thấy khát hơn và thế là nó cứ liếm… Sáng hôm sau, những người Eskimo chỉ cần đi lượm xác những con chó sói nằm chết bên cạnh các lưỡi dao đó.
Đã là cạm bẫy thì không thể dễ dàng nhận diện. Thế giới phong phú muôn màu, còn cạm bẫy thì thiên hình vạn trạng. Sa-tan dùng tất cả sự khôn ngoan của nó để làm cho chúng ta phạm tội. Những cạm bẫy cám dỗ bao giờ cũng có vẻ như rất tốt đẹp. Chúng hấp dẫn và quyến rũ… nhưng chỉ là bề ngoài. Bên trong là sự chết cho những ai rơi vào đó. Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, tình dục xấu xa….. lợi nhuận, sự giàu có, địa vị… đều là những cạm bẫy được che đậy dưới bề mặt của những điều dường như tốt lành. Lời Chúa giúp chúng ta nhận biết những cạm bẫy trá hình ấy, hãy tránh xa nó trước khi quá muộn!

(Sưu tầm)

TỘI NHÂN ƠI, HÃY QUAY VỀ ĐI!

Tại một thành phố nhỏ ở Tây Ban Nha có một người đàn ông tên Jorge. Một ngày kia ông rầy la Paco, đứa con trai nhỏ của ông, vì nó đã có một số lỗi lầm. Sáng hôm sau, Jorge phát hiện giường của Paco trống không, nó đã bỏ nhà trốn đi bụi đời. Mặc dù rất buồn giận về những việc làm sai trái của con trai mình, nhưng tình thương yêu của Jorge dành cho con vẫn không vơi đi. Vì thế, sau khi tìm kiếm khắp nơi, ngày chủ nhật, ông đi đến một siêu thị quen thuộc, treo một tấm bảng nhỏ với dòng chữ “Paco, mọi lỗi lầm đều được tha thứ. Gặp bố tại đây vào sáng mai - Thứ Hai - lúc 10 giờ.”
Sáng hôm sau Jorge đi đến siêu thị, và tại đó, thật bất ngờ, ông gặp….. 7 đứa bé tên Paco, đều là những đứa đã bỏ nhà ra đi. Tất cả đều đáp lại tiếng gọi của tình thương, và mỗi đứa bé đều hy vọng sẽ được gặp lại người cha của nó với cánh tay dang rộng thứ tha!
Ngay từ buổi ban đầu, sau khi sa ngã, A-đam đã thích trốn chạy. Mặc cảm tội lỗi và sự cứng lòng khiến chúng ta khoác lên bề ngoài một lớp vỏ bất cần! Đôi lúc, kẻ phạm lỗi tỏ vẻ như rất cứng rắn, “Mặc kệ tôi, đừng ai đụng đến tôi…” thế nhưng bên trong, họ cũng như những đứa bé cùng tên “Paco” kia – ẩn chứa một nỗi niềm khát khao được tha thứ và trở về. Ai cũng vậy, khi mềm lòng lại, luôn cảm biết mình sợ sự đơn độc và cần sự tha thứ.
Hãy nuôi dưỡng tinh thần hối lỗi, hãy mạnh dạn trở lại con đường của sự phục thiện. Đừng để lớp vỏ bề ngoài của cố chấp và tự phụ ngăn cản khát vọng trở về của chúng ta. Thượng Đế mãi mãi là Đấng tìm kiếm những đứa con bỏ nhà đi hoang, bằng tất cả tình yêu, sự nhân từ và thông cảm. Vòng tay ấy luôn mở rộng đón chờ những bước chân lạc loài sa ngã và nặng gánh của đời. “Tội nhân ơi, hãy quay về đi!”

"...hãy trở lại cùng Đức Giê-hô-va, Ngài sẽ thương xót cho, hãy đến cùng Đức Chúa Trời chúng ta, vì Ngài tha thứ dồi dào." (Ê sai 55:7).

ÂN ĐIỂN ĐỢI CHỜ

            Theo tài liệu lịch sử Hy Lạp, mỗi khi vây hãm một thành nào, Alexandre đại đế thường thắp một ngọn đèn ở ngoại thành, đặt ở nơi mà mọi người trong thành đều có thể nhìn thấy. Rồi cho phát lời kêu gọi, hễ ai đi ra trong lúc đèn còn sáng, thì sẽ được bảo toàn mạng sống. Nhưng nếu không chịu ra, khi đèn đã tắt, vua sẽ ra lệnh tấn công thành, và không tha mạng cho bất cứ ai.
             Thật là một hình ảnh ứng dụng sống động cho thời kỳ ân điển. Chúng ta đang sống trong chính thời kỳ ấy, khi mà ánh sáng của thập tự giá còn đang chiếu rọi như một lời mời mọc tội nhân đến với Chúa. Đức Chúa Trời không bao giờ làm điều gì một cách bất ngờ. Ngay trong lãnh vực thiên nhiên và thời tiết, Ngài đã sắp đặt những định luật để dù trời mưa hay nắng, dù trời quang đãng hay u ám, đều có thể dự báo được. Như thế, đối với sự chung cuộc của thế giới nầy, Chúa cũng có những dấu hiệu, những lời cảnh cáo, những tiếng chuông đánh thức lòng người.
            Là Cơ Đốc nhân, chúng ta cần lắng nghe tiếng phán của Thánh Linh để luôn sửa soạn đời sống mình, sẵn sàng cho ngày Chúa trở lại. E rằng khi tâm linh ta đang mê ngủ, cánh cửa của ân điển đóng lại, số phận sẽ được định đoạt. Thật luống công nếu ta theo đuổi cuộc chạy mà không giật được giải là phần thưởng trên trời. Hãy khích lệ lẫn nhau và hối thúc những ai chưa tin Chúa, hãy nhanh chóng tiếp nhận Ngài. Hơn lúc nào hết, hiện nay là cơ hội để tiếp nhận sự cứu rỗi. Công việc truyền giáo của chúng ta tiến hành chậm chạp và mệt mỏi quá, hãy tưởng tượng quang cảnh cháy nhà xem người ta sẽ khẩn cấp thế nào! Trong khi việc cứu linh là cần kíp, thì Hội thánh Chúa lại hết sức bình thản, dường như chỉ cố gắng duy trì sinh hoạt mà không thúc giục người ta mau chóng tin Ngài.
 
"Vì Ngài phán rằng: Ta đã nhậm lời ngươi trong thì thuận tiện, Ta đã phù hộ ngươi trong ngày cứu rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!” (II Cô-rinh-tô 6:2).

Sưu Tầm

ƯỚC GÌ THÊM ĐƯỢC MỘT NĂM!

Năm 1828, nhà soạn nhạc tài ba Franz Schubert đang nằm hấp hối trên giường bệnh. Các học trò thân yêu, phóng viên của các tờ báo, bạn bè, người thân, đều quây quần chung quanh để cố nghe ông trăng trối những lời cuối cùng. Schubert gắng gượng chút sức lực yếu ớt còn lại, khẽ nói: “Cả cuộc đời, tôi đã dùng hết tài năng mình cống hiến cho âm nhạc, tôi ước ao soạn được một bản giao hưởng bất hủ để lại cho đời, nhưng tiếc rằng tác phẩm ấy chỉ mới xong một nửa mà thôi. Ước gì tôi sống thêm được một năm nữa…”
Ước mơ vẫn chỉ là ước mơ. Franz Schubert đã qua đời trong niềm tiếc nuối vô hạn của thế giới âm nhạc. Một người học trò gần gũi nhất của ông đã viết tiếp phần kết của tác phẩm. Nó được đặt tên là “Bản giao hưởng dang dở.” (The Unfinished Symphony).
Cuộc sống thật ngắn ngủi với những biến động bất ngờ, còn tương lai thì luôn là một ẩn số, chính vì thế thì giờ thật quí báu biết bao. Nhiều người cảm thấy 24 giờ một ngày là quá thiếu, họ muốn tận dụng từng chút thời gian để làm việc và cống hiến, vì hiểu rằng thời gian là thứ sẽ qua đi mà không bao giờ trở lại. Song cũng có những người tìm cách “giết” thì giờ bằng những giấc ngủ vùi, hoặc la cà nơi quán xá, miệt mài giải trí hoặc lang thang vô định. Sự vô công rỗi nghề sẽ làm nhụt ý chí, bào mòn nghị lực, tinh thần bạc nhược và không còn đủ sự sáng suốt.
Hãy tìm cho mình ý nghĩa đích thực của cuộc sống, và tận hiến cuộc đời cho lý tưởng mà mình đang theo đuổi. Có thể ngay lúc nầy bạn không cảm thấy quí trọng thời gian mình đang có, thì hãy nghĩ đến Franz Schubert, người chỉ muốn được sống thêm một năm nữa mà thôi, song ước mơ ấy không thể thành sự thật. Quãng đường đời trước mắt chúng ta còn dài bao nhiêu, ta không biết được, những gì đang có trong tay mới đích thực là của ta, hãy tận dụng thời gian cho những việc làm mang giá trị vĩnh cửu, đừng phí phạm, e có ngày ta tiếc nuối thì đã quá muộn rồi.
"Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu." (Ê phê sô 5:16).

Nguồn: Sưu tầm Dương Quang Thoại


VỊ THANH TRA KHÔNG CÓ TRÍ KHÔN

Một vị thanh tra đang hỏi các học sinh về thuyết vô thần và dạy các em không tin có Thượng Đế. Tay cầm viên phấn, vị thanh tra hỏi:

- Các em có thấy viên phấn nầy không? - "Dạ thấy", các em đáp.
- Các em có thấy tấm bảng đen trên tường không? - "Dạ thấy".
- Các em có thấy người giáo viên đang đứng kia không? - "Dạ thấy"

Đây là câu hỏi chót, rất quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai của các em. Hãy nghe cho rõ, suy nghĩ thật kỹ, rồi trả lời. "Các em có thấy Thượng Đế không?"
- "Dạ không thấy", các em đáp.

Vị thanh tra rất hài lòng về câu trả lời của học sinh, rồi kết luận: Vũ trụ nầy không có Đức Chúa Trời.

Bấy giờ, vị giáo viên bèn bước lên, xin phép vị thanh tra được lập lại các câu hỏi lúc nảy.

- Các em có thấy viên phấn nầy không? - "Dạ thấy", các em đáp.
- Các em có thấy tấm bảng đen trên tường không? - "Dạ thấy".
- Các em có thấy vị thanh tra đang đứng kia không? - "Dạ thấy"

Đây là câu hỏi chót, rất quan trọng, có ảnh hưởng đến tương lai của các em. Hãy nghe cho rõ, suy nghĩ thật kỹ, rồi trả lời.
- Các em có thấy trí khôn của vị thanh tra không?
- Dạ không thấy, các em đáp.

Người giáo viên kết luận: Như vậy là vị thanh tra nầy không có trí khôn; vì không có trí khôn nên không "thấy" và không tin có Đức Chúa Trời.

(Sưu tầm)

TIN VÀ KHÔNG TIN

Một người đàn ông đi vào tiệm hớt tóc quen thuộc để cắt tóc và cạo râu như thường lệ. Ông ta bắt đầu buôn chuyện với người thợ phục vụ cho mình. Họ nói đủ thứ chuyện trên đời, rồi vô tình họ đụng đến đề tài Chúa trời. Người thợ cắt tóc nói:

- Tôi chẳng tin trên đời này có Thượng Đế như ông đã nói.
- Sao ông lại nói thế?. Người khách hỏi.
- Chuyện đó cũng dễ thôi, chỉ cần ông bước ra đường là thấy ngay trên đời này chẳng có Chúa trời gì ráo. Nếu thực sự Ngài có tồn tại thì tại sao trên đời này lại có nhiều người bệnh tật như vậy? Sao còn rất nhiều trẻ em bị bỏ rơi. Nếu có Chúa, trên đời này sẽ chẳng có đau khổ. Tôi không thể nghĩ nỗi là Chúa nào lại chấp nhận nhìn những cảnh đó xảy ra.

Người khách lặng im suy nghĩ nhưng rồi ông không nói gì vì không muốn câu chuyện trở thành cuộc khẩu chiến. Người thợ cắt tóc làm xong công việc của mình và vị khách hàng bước ra khỏi tiệm. Vừa ra ngoài ông liền nhìn thấy một người đàn ông trên đường tóc tai râu ria bù xù (như thể đã lâu lắm rồi ông ta không cắt tóc cạo râu vậy, trông rất bê bối).

Người khách liền quay lại cửa tiệm và nói với người thợ cắt tóc:
- Ông biết gì không? Trên đời này làm gì có thợ cắt tóc.
- Sao lại không? Tôi đang ở đây và tôi là thợ cắt tóc.
- Không hề. Vị khách trả lời: Nếu có thợ cắt tóc thì sao vẫn còn những người tóc tai, râu ria bù xù như người đàn ông đang đi trên đường kia?
- À, thợ cắt tóc thì có chứ, chỉ tại những người kia không chịu đến tiệm cắt tóc mà thôi.
- Chính xác!. Vị khách như chỉ đợi câu nói đó. Đó là điều mà tôi muốn nói. Thượng Đế có tồn tại, chỉ là người ta không tin và không tìm đến Ngài mà thôi. Đó là lý do vì sao trên đời này lại có nhiều khổ đau đến như vậy.

(Sưu tầm)

NHỮNG CON VỊT NUÔI

Có một đàn vịt trời đang bay hướng về phía nam để trú đông. Chúng bay tạo thành một chữ "V" rất đẹp trên bầu trời, bất cứ ai ở dưới đất nhìn lên cũng đều phải thích thú.

Một ngày nọ, Wally, một trong những chú vịt trời trong đàn, bỗng nhìn thấy cái gì đó rất hấp dẫn dưới mặt đất... Một cái sân nuôi gà vịt quanh nhà kho, ở đó có một đàn vịt nhà đang được nuôi trong nông trại. Bọn chúng chạy lạch bạch quanh sân, kêu quàng quạc rất vui vẻ nhộn nhịp và mỗi ngày đều được ăn bắp mà người ta thảy ra sân cho chúng.

Wally có vẻ thích thú trước những gì chú chứng kiến. "Chắc hẳn ăn bắp đó sẽ rất tuyệt," chú tự nghĩ, "Còn ở đây, mình cứ phải bay suốt chặng đường dài mệt mỏi này. Mình thích được chạy loanh quanh thảnh thơi trong sân như vậy một lúc." Sau khi suy nghĩ một hồi, Wally quyết định rời khỏi đàn, lượn một vòng về bên trái và lao xuống về hướng cái sân nuôi gà vịt nọ.

Chú đáp xuống giữa những chú vịt nhà trong sân, và bắt đầu chạy vớ vẩn trong sân, kêu quàng quạc như bọn họ. Rồi chú cũng bắt đầu ăn bắp. Trong lúc đó, đàn vịt trời vẫn tiếp tục hành trình bay về phía Nam, nhưng Wally chẳng thèm để ý tới. "Mình sẽ trở lại đàn khi họ từ phía Nam bay ngang qua đây trong vài tháng tới," chú tự bảo.

Nhiều tháng trôi qua và nghĩ rằng đã hết mùa Đông, Wally nhìn lên trời và chờ đợi đàn của mình bay trở về phương Bắc. Khi chúng xuất hiện, Wally thấy đàn của mình bay thật đẹp trên bầu trời. Lúc này, Wally cũng đã thật sự chán ngán cái sân nuôi vịt ở đây rồi.
Nó thật là dơ bẩn! Và ở đây, bất cứ chỗ nào cũng chỉ toàn nghe tiếng quàng quạc mà thôi. "Bây giờ là lúc mình phải rời khỏi chỗ này," Wally thầm nghĩ. Thế là chú vỗ cánh và cố gắng bay lên. Nhưng chú đã tăng thêm mấy ký vì ăn nhiều bắp quá, và chú lại chẳng bao giờ tập thể dục cho đôi cánh của mình nữa.

Cuối cùng Wally cũng bay lên khỏi mặt đất, nhưng chú bay thật chậm chạp và tông ầm vô hàng rào của sân nuôi gà vịt. Chú rớt bịch xuống đất! Wally tự nhủ trong lòng, "Ồ không sao, mình chỉ cần đợi họ bay về phía Nam trú đông lần tới, mình sẽ bay lên cùng mọi người và sẽ lại là một chú vịt trời thôi."

Nhưng rồi đàn vịt trời lại bay qua một lần nữa, Wally lại cố gắng vỗ cánh thật mạnh để bay lên khỏi cái sân nuôi vịt kia. Vấn đề đơn giản là chú không còn đủ sức để bay lên nữa. Cứ mỗi mùa Đông và mùa Xuân, Wally nhìn thấy đàn của mình bay ngang qua trên trời, và chúng cũng vẫy gọi chú. Nhưng mọi nổ lực của Wally đều thất bại.

Cuối cùng, Wally không còn chú ý đến đàn vịt trời bay qua trên đầu mình nữa. Dần dần, chú hầu như không còn nhận ra chúng. Và kết quả cuối cùng là chú đã trở nên một con vịt nuôi.

Thỉnh thoảng chúng ta mệt mỏi để là những chú vịt trời.... những môn đồ của Chúa Jesus. Thật không dễ dàng để luôn vâng lời Chúa và kỷ luật bản thân mình trên hành trình dài theo Chúa. Khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi như vậy cũng chính là lúc Satan xúi giục chúng ta "rời khỏi đàn" và tham gia vào bầy vịt nuôi... chính là thế gian...

Nhưng hãy nhìn những gì đã xảy ra cho Wally. Chú vịt nghĩ chỉ là "tìm hiểu cho biết" một chút thôi, và sẽ rời khỏi nó khi mình muốn. Nhưng chú đã không làm được điều đó. Tôi lỗi cũng giống như vậy. Tội lỗi là cái bẫy, và nó có cách để làm chúng ta ngày càng đi xuống.

Cuối cùng, chúng ta chẳng còn nhận ra mình thật sự là ai nữa... Con trai và con gái của Đấng Tối Cao; chúng ta bắt đầu sống như những con vịt nuôi, trái ngược với cương vị là con cái Chúa.

Mỗi tuần một câu Kinh Thánh
"Hãy thức canh và cầu nguyện, kẻo các ngươi sa vào chước cám dỗ; tâm thần thì muốn lắm, mà xác thịt thì yếu đuối." (Ma thi ơ 26:41). 

(sưu tầm)
Link http://www.tinlanh.ru/doi-song/cau-chuyen-duc-tin/759-nhung-con-vit-nuoi

MẤT MỘT CHIẾC GIÀY!

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh, Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Nếu trong trường hợp như vậy, bạn sẽ làm gì?
Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia. Những hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ mang được đôi giày của tôi!”
Chúng ta ít nghĩ đến người khác, mà thường nghĩ về bản thân mình nhiều hơn. Khi gặp sự mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của bản thân. Chúng ta đã phí quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở và chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Khi gặp bất trắc, tư tưởng ta chỉ xoay quanh chính mình và những điều mình phải chịu đựng, mà không thể có những sáng kiến lạc quan để chuyển sự tổn thất trở thành một điều hữu ích nào đó. Quanh quẩn với những thiệt hơn của riêng mình, chúng ta không để những ý tưởng phúc lợi cho tha nhân có cơ hội nẩy mầm.
Gandhi đã có một hành động thật cao quí, bởi trong sự mất mát của mình như thế, ông có thể lập tức nghĩ đến người khác. Hành động của Gandhi chứng tỏ việc “nghĩ đến người khác” đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình, thì liệu khi gặp khó khăn, tổn thất, ta có thể làm được điều đó hay không? Khi bạn giảm thiểu thì giờ và tâm trí nghĩ đến mình, bạn sẽ thấy có rất nhiều những nhu cầu của người khác đang cần được bạn quan tâm.

(Sưu tầm)

LỖ HỔNG Ở HÀNG RÀO

Có 1 cậu bé rất nóng tính, rất hay cãi nhau và quát mắng bạn. Bố cậu bé đưa cho nó 1 túi đinh và bảo rằng, mỗi lần nổi cáu, nó hãy đóng 1 cái đinh vào hàng rào.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 37 cái đinh vào hàng rào. Vài tuần sau, cậu bé đã bắt đầu biết kiềm chế. Số đinh được đóng vào hàng rào mỗi ngày mỗi giảm dần.

Cậu bé nhận ra rằng, kiềm chế không để mình nổi cáu dễ hơn nhiều so với việc đóng đinh vào hàng rào¡¦

Cuối cùng, đến 1 ngày, cậu bé không còn nổi nóng nữa. Cậu bé nói với bố về chuyện đó và người bố bảo rằng mỗi ngày cậu bé không nổi nóng lần nào, hãy rút 1 cái đinh ở hàng rào ra.

Ngày qua ngày và cậu bé cuối cùng đã rút hết đinh.

Ông bố liền dẫn cậu bé ra chỗ cái hàng rào.

Ông nói:
- Con đã làm rất tốt, con trai ạ! Nhưng hãy nhìn những lỗ hổng ở hàng rào, nơi mà con đóng đinh vào rồi rút ra. Cái hàng rào không còn như cũ nữa. Khi con nổi cáu quát mắng người khác, điều đó cũng để lại dấu vết như thế này. Con có thể cầm dao đâm vào 1 người rồi rút nó ra. Dù con có nói câu xin lỗi bao nhiêu lần, vết thương cũng sẽ còn ở đó. Và những vết thương do lời nói không khác gì những vết thương trên cơ thể. Bạn bè thật sự là những viên ngọc quý giá. Họ làm con vui và ủng hộ con đi tới thành công. Họ chia sẻ với con mọi chuyện và luôn muốn con mở lòng ra với họ. Vậy thì tại sao không làm cuộc sống vui vẻ dễ chịu hơn?

(Sưu tầm)

MÓN QUÀ GIẤC NGỦ

"Tôi nằm xuống mà ngủ; tôi tỉnh thức, vì Đức-Giê-hô-va nâng đỡ tôi.
Tôi sẽ không nao muôn người, vây tôi khắp bốn bên." (Thi thiên 3:5-6)
"Hỡi Đức-Giê-hô-va, tôi sẽ nằm và ngủ bình an;
Vì chỉ một mình Ngài làm cho tôi được ở yên ổn." (Thi thiên 4:8)
"Chúa cũng ban giấc ngủ cho kẻ Ngài yêu mến." (Thi thiên 127:2)

          Một trong những sự sự bầy tỏ đến từ Đức Chúa Trời tuyệt vời trong Kinh-Thánh đó là chuyện giấc ngủ chính là món quà của Chúa cho những con người yêu dấu của Ngài. Đa-vít từng phải chịu áp lực kinh khủng, ông bị vây bọc bởi kẻ thù từ khắp các hướng, chính mạng sống của ông cũng bị đe doạ. Ông nói về những đám đông "muôn người vây bọc bốn bên" quanh ông. Nhưng, giữa mọi sự đó, ông biết được phước hạnh của một giấc ngủ yên lành, bình an.

          Ông nêu ra hai lý do: "Vì Đức-Giê-hô-va nâng đỡ tôi", và lại một lần nữa: "Vì chỉ một mình Ngài làm cho tôi được ở yên ổn." An ninh của ông chỉ dựa vào Chúa - chứ không dựa vào hoàn cảnh, không dựa vào của cải vật chất, và cũng không dựa vào những lời hứa hẹn của những người không chắc chắn, mà là dựa vào những lời hứa vĩnh cửu, bất biến của Lời Chúa.

          Mỗi một buổi tối ông lại phó mình cho Chúa. Ông nằm và ngủ với lòng tin tưởng vào Đức Chúa Trời. Ông biết rằng linh hồn ông an toàn trong sự che chở của Chúa. Ông có thể nằm ngủ và tỉnh dậy không hề hoang mang lo sợ, không hề bị dầy vò bởi cớ sự mất ngủ.

          Ngày hôm nay nhiều người không có được lòng tin tưởng phước hạnh đó. Khi màn đêm đến, họ bị dầy vò, bối rối, lo sợ. Những lo lắng và bất an của ban ngày đến cả vào ban đêm cũng không rời bỏ họ. Nếu bạn là một người như vậy, thì hãy học tập Đa-vít. Hãy thừa nhận Đức Chúa Trời là nguồn gốc tuyệt đối của an ninh và bình an của mình. Sau đó hãy dùng đức tin đơn giản mà tiếp nhận món quà của tình yêu thương Ngài - giấc ngủ.

Lời đáp của đức tin: Chúa ơi, con tin rằng Ngài yêu thương con, và Ngài cũng dành cho con món quà phước hạnh là giấc ngủ.

(Sưu tầm)



Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Staying Clean

by David C. McCasland
During a business trip to Philadelphia, I walked down Broad Street toward City Hall each morning to catch the subway. Each day I passed a long line of people waiting for something. They were a cross-section of humanity in age, ethnic origin, and appearance. After wondering about it for 3 days, I asked a man on the sidewalk why all those people were standing in line. He told me that they were on probation or parole after breaking the law and had to take a daily drug test to show that they were staying clean.
This struck me as a vivid illustration of my need to stay spiritually clean before God. When the psalmist pondered how he could live a pure life, he concluded that the key was to consider and obey God’s teaching. “Your Word I have hidden in my heart, that I might not sin against You. Blessed are You, O Lord! Teach me Your statutes. . . . I will delight myself in Your statutes; I will not forget Your Word” (Ps. 119:11-12,16).
In the light of God’s Word, we see our sin, but we also see God’s love in Christ. “If we confess our sins, He is faithful and just to forgive us our sins and to cleanse us from all unrighteousness” (1 John 1:9).
By His grace . . . staying clean.
Lord, grant that we may hear You speak
As truth within Your Word we seek;
And may it show us all our sin
And make us clean without, within. — D. De Haan

Read the Bible to be wise, believe it to be safe,
practice it to be holy.

Source: Daily Bread.

The Core Of The Problem

Read: Romans 3:10-18.
"For I know that in me (that is, in my flesh) nothing good dwells; for to will is present with me, but how to perform what is good I do not find." (Romans 7:18)
 
One of my favourite television car toons as a boy was Tom Terrific. When Tom faced a challenge, he would put on his thinking cap and work through the matter with his faithful sidekick Mighty Manfred, the Wonder Dog. Usually, those problems found their source in Tom's arch-enemy, Crabby Appleton. To this day, I remember how this villain was described on the show. He was "Crabby Appleton rotten to the core."


The fact is that all of us share Crabby Appleton's primary problem apart from Christ, we're all rotten to the core. The apostle Paul described us this way: "There is none righteous, no, not one; there is none who understands; there is none who seeks after God" (Rom. 3:10-11). None of us are capable of living up to God's perfect standard of holiness. Because of our condition of being separated from a holy God, He sent His Son Jesus to give Himself to die on the cross for the punishment we deserve, and then rise again. Now we can be "justified freely by His grace" through faith in Him (v.24).


Jesus Christ has come to people "rotten to the core," and makes us "a new creation" by faith in Him (2 Cor. 5:17). In His goodness, He has fixed our problem completely all the way down to our core.
Bill Crowder

I know I'm a sinner and Christ is my need;
His death is my ransom, no merit I plead.
His work is sufficient, on Him I believe;
I have life eternal when Him I receive. - Anon.

Source: Daily Bread 

Tell Your Story

Mark 5:1-20
"Go home to your friends, and tell them what great things the Lord has done for you, and how He has had compassion on you." (Mark 5:19).

An organizational consultant in New York says that his graduate students typically recall only 5 percent of the main ideas in a presentation of graphs and charts, while they generally remember half of the stories told in the same presentation. There is a growing consensus among communication experts about the power of the personal touch in relating an experience. While facts and figures often put listeners to sleep, an illustration from real life can motivate them to action. Author Annette Simmons says, "The missing ingredient in most failed communication is humanity."

Mark 5:1-20 gives the dramatic account of Jesus setting a violent, self-destructive man free from the powerful demons that possessed him. When the restored man begged to stay with Jesus as He traveled, the Lord told him, "`Go home to your friends, and tell them what great things the Lord has done for you, and how He has had compassion on you.' And he departed and began to proclaim in Decapolis all that Jesus had done for him; and all marveled" (vv.19-20).

Knowledge and eloquence are often overrated in the process of communicating the good news of Jesus Christ. Never underestimate the power of what God has done for you, and don't be afraid to tell your story to others. 
- David McCasland

Take control of my words today,
May they tell of Your great love;
And may the story of Your grace
Turn some heart to You above. - Sees.

Source: Daily Bread.

                   Back to the Spiritual Nurturing Page

Never Too Busy

by Bill Crowder 
           College students rent a house from my sister and her husband. One night, a thief attempted to break in. When the young woman living there called the police to tell them that a break-in was in progress, the operator responded in an unusual way: “You’ll have to call back in the morning. We’re just too busy right now.” That response was very disturbing! The young woman had done the right thing by calling the police, but for some reason her plea for help was disregarded. That kind of indifference is upsetting.
            But indifference never happens when we go to God in prayer. We may not always feel that God is listening, but He is. He cares, and He will respond. The Bible reminds us that we can take comfort in the fact that our God is deeply concerned with what concerns our hearts: “The Lord is near to all who call upon Him, to all who call upon Him in truth” (Ps. 145:18). When we call out to Him, we will never get a disinterested response.
             Rather than distancing Himself from us when we cry to Him, our heavenly Father draws close to us in our time of need. He is never too busy for His child’s prayers—He hears us when we call.
For answered prayer we thank You, Lord,
We know You’re always there
To hear us when we call on You;
We’re grateful for Your care. —Branon

You’ll never get a busy signal on the prayer line to heaven

Source: Daily Bread.
                         

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

KINGDOM OF GOD (Matthew 13:47-50).

                      Australia is a democracy. Any politician who wants to be in power needs to have the majority vote of the people. You may have noticed in the newspapers that the both the Opposition and the Party in power have been putting down the opposite party while proclaiming themselves to be the ones with all the ideas. Both parties can talk all they want but they cannot go ahead and carry out their wishes, because it is dependent on what the people of the country wants through their votes.
                     In today’s Bible passage, we can also see a similar thing. “The hands that fishes will catch the fish, but it is God who will separate the good from the bad”. Remember when Jesus called out to His first disciples, He said to them: “Follow me, and I will make you fishers of men” (Matt.4:19). The disciples were gathered by Jesus and through His power, they became men of God who were great witnesses for His Name. Peter preached a sermon that resulted in more than three thousand people returning to God. After the ascension of Jesus, His disciples were persecuted and dispersed, but wherever they went, they always became fishers of men for Jesus. Which means that they managed to bring people back to God. Consider that when Jesus ascended to Heaven, there were 120 people who believed in Him, and yet from their actions, the Christian Church was started and now the Church is in every country and there are billions around the world who are Christians.
                           How was this possible? Because the Lord Jesus Christ kept His promise to His disciples that they would become fishers of men. Today, the Christian Church is in every nation, and includes every nationality. People with white skin, black skin, yellow skin, red skin, brown skin, etc… Thanks be to God that we have the opportunity to serve Him within the Uniting Church with the Australian people. Through the love of God, the Uniting Church considers that the Christian Church includes all people of any nationality. They are willing to help anyone to follow God. That is why within the Uniting Church there are people of Indian, Korean, African, Samoan, Tongan, Vietnamese backgrounds, and many more.
Sometimes I have the opportunity to attend the various Uniting Church Conventions and each time I thank God for the chance to see what His Kingdom would look like. Why do I say this? Because I can see people of many nations, of many skins, of many languages, all coming together to worship and praise God, just as pictured by Saint John: “I looked, and behold, a great multitude which no man could number, from every nation, from all tribes and peoples and tongues, standing before the throne and before the Lamb, and crying out with a loud voice: ‘Salvation belongs to our God who sits upon the throne, and to the Lamb!’” (Rev.7:9-10). Thanks be to God, I was able to witness a few moments on this earth that seems the same in Heaven. Truly a great blessing!
                         In the Church there are degrees of separation between the members, for example, those who are strong in their faith and those who are weaker in their faith. But regardless of whether someone in the Church is weak or strong in faith, we should not judge anyone. Because the Lord Jesus has taught us to “judge not, that you be not judged” (Matthew 7:1). Why? Because we can only see the outside, but God can see right through our hearts and minds. “For the Lord sees not as man sees, man looks on the outward appearance, but the Lord looks on the heart” (I Samuel 16:7b).
                       Let me tell you a story to illustrate how we should not judge others. An old man excitedly said to an old woman: “I just bought a hearing aid today, and I can hear everything so clearly!” The old woman asked him: “How much did you buy it for?” The old man replied: “I bought it at the shops of course! You’re starting to show your senility!”
                        Was the machine working so well that the old man became a better person than the old woman? If we happen to notice or see that the faith of other members of the Church is declining, we should pray for them and not judge them. The power to judge people belongs to the Lord Jesus, just as the Bible has written: “…Christ Jesus is to judge the living and the dead..” (II Timothy 4:1). In the Courts of this country, a prosecutor may stand in front of the judge and proclaim that this person is guilty and that person is guilty, but the ultimate decision to decide the guilt of the accused belongs to the judge. The power to proclaim whether or not a person is worthy to enter the Kingdom of God belongs to the Lord Jesus Christ. It does not reside in anyone else.
                         When deciding on who may enter the Kingdom of God, the Lord Jesus uses one universal law to judge all mankind. The Bible call that law the Law of Love. Even the Lord Jesus Himself said: “Greater love has no man than this, that a man lay down his life for his friends” (John 15:13) and “A new commandment I give to you, that you love one another: even as I have loved you, that you also love one another. By this all men will know that you are my disciples, if you have love for one another” (John 13:34-5) . We can learn about the infinite love of Jesus through the question of Peter: “Lord, how often shall I forgive those who sin against me? As many as seven times?” Jesus said to him: “I do not say to you seven times, but seventy times seven” (Matt.18:21-2).
a.- Abram was called by God to travel to a land that God had promised him. But Abram did not fully trust God when he had to go through Egypt and was afraid that he would be killed because his wife was very beautiful. Abram told people that Sarah was his sister and not his wife. But he begged for God’s forgiveness for his lack of faith and God forgave him. (Genesis 12:13; 20:2; 21:33)
b.- Peter denied Jesus three times. He wept bitterly (Luke 22:62) after the event and repented. Jesus forgave him.
c.- Paul was known as Saul before he became a Christian. “Saul, still breathing threats and murder against the disciples of the Lord, went to the high priest and asked him for letters to the synagogues at Damascus, so that if he found any belonging to the Way, men or women, he might bring them bound to Jerusalem” (Acts 9:1-2). But after he repented and followed Jesus, Paul was forgiven.
Through these examples, we can learn a valuable lesson in that during our journey of following God, we can sometimes fall and commit sins against God. But we should never give up because of these things. We should repent of our sins with God and ask for His forgiveness, and He will forgive us. This is the fundamental principle in being able to receive the loving forgiveness of God. The person who falls by the roadside and gives up will lose their souls forever in the fires of hell. On the other hand, the person who sins but continues to follow God and pray that “My Lord God, please forgive me, for I am a sinner” will be forgiven by the love of God. God promises that, “Come now, let us settle the matter,” says the LORD. “Though your sins are like scarlet, they shall be as white as snow; though they are red as crimson, they shall be like wool.” (Isaiah 1:18). This principle is clearly demonstrated in both the Old and New Testament.
                         The Bible writes: “when the net was full, men drew it ashore and… sorted the good into vessels but threw away the bad” (Matthew 13:48). This illustrates the judgment day for sinners. The Lord Jesus will be the judge who will carry out this judgment, as He has said: “the Father has granted the Son of Man the authority to execute judgment” (John 5:27). This is the power and authority that belongs to the Creator. That is why His judgment is absolute and final, which means that there will be no court high enough and powerful enough for us to lodge a complaint. If Jesus pronounces that we are to enter His Kingdom, then this will be a great joy for us, but if He pronounces that we are to endure eternal condemnation then that is final.
                           Thinking about this, each of us should reflect on the power and authority of Jesus and consider what could happen to our souls. Because if condemned to hell, our souls will endure torture for eternity, forever and ever! That is why the Bible teaches us that “It is a fearful thing to fall into the hands of the living God” (Hebrews 10:31).
                         Thus, we should not judge anyone. Each of us should examine our lives and repent our sins with God so that we may avoid the terrible judgement that God has reserved for Satan and all those who follow it and do not want to repent with God. When I was young, I often had to use nets to fish for food. After letting the nets out, I would pull the nets back in and often found that many things had been caught. For example, mud crabs, little shrimps, fishes of all types and sizes, and sometimes even water snakes. I was extremely frightened of snakes, and whenever there was a snake in the net I would quickly use a stick to beat their heads. The net was in one spot on the river and yet it caught so many types of animals. Some are fishes and yet there are many that are not fishes but were also caught by the net.
                           May God allow us to be the same in His Church. We are the same because we are all children of God, and because each of us has been saved by the precious blood of the Lord Jesus Christ. May the Word of God continue to live in our hearts and may His blessings continue in our lives. A-men.
Rev Thanh Huu Tran

KHƯỚC TỪ SỰ ÂN XÁ

           Năm 1897, Martin Dalton 28 tuổi, đã giết chết một nhà buôn ở New York, ông bị kết án chung thân. Đến năm 1930, vụ án được xét lại. Tòa án quyết định trả tự do cho Dalton vì cho rằng 33 năm tù đã đủ trả giá cho tội lỗi của ông. Bao nhiêu năm qua Dalton mong chờ lệnh ân xá, nhưng đã quá mòn mỏi rồi, ông nhận quyết định ân xá khi đã ở tuổi 61. Lẽ ra vui mừng khi cầm quyết định nầy, thì ngược lại, Dalton run sợ. Xã hội bên ngoài đã có biết bao thay đổi trong 33 năm qua! Thuở ấy chỉ có ngựa và xe ngựa, bây giờ xe hơi đã chạy vùn vụt trên đường. Ra khỏi tù, ông sẽ đi đâu, ở đâu, làm gì? Người thân không có, tiền bạc cũng không! Suy nghĩ trong nhiều ngày, cuối cùng Dalton thỉnh nguyện: “Xin cho tôi được ở lại trong tù!”
         Bất đắc dĩ, tòa án và trại giam chấp nhận yêu cầu của ông. Ngày 23-3-1960, Martin Dalton đã qua đời tại nhà lao Rhode Island State, sống thọ 91 tuổi. Ông đã có 63 năm sống trong tù, 33 năm do thi hành bản án và 30 năm kia là sự tự nguyện.
         Dalton đã thích nghi với ngục tù. Nhiều người sống quá lâu trong tội lỗi đến nỗi dường như quá thích hợp với một đời sống như thế. Họ dị ứng với môi trường trong sạch, xa lạ với sự thánh thiện. Ma quỷ làm cho chúng ta quen dần với bầu không khí ô nhiễm bởi tội lỗi, đến nỗi ngột ngạt khi hít thở không khí trong lành của điều thiện. Rồi đến một ngày, người ta cảm thấy không cần sự cứu rỗi, không cần sự tha thứ và tự do. Chúa mời dân sự Ngài đi vào con đường ngay thẳng, bình an và yên nghỉ, nhưng Ngài thường nhận được lời khước từ!!! Hỡi những tâm hồn mệt mỏi bởi gánh nặng của tội đời, những ai đang bị giam cầm bởi quyền lực tăm tối, xin nghe lời mời gọi của Chúa, nhẹ nhàng và êm dịu: Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ!” (Ma thi ơ 11:28).
      Đức Giê-hô-va phán như vầy: "Hãy đứng trên các đường cái và nhìn xem; tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an nghỉ cho linh hồn mình. Nhưng chúng nó đáp rằng: Chúng tôi không khứng đi đường ấy! (Giê-rê-mi 6:16).

KHÔNG ĐƯỢC CỨU!

"Mùa gặt đã qua, mùa hạ đã hết, mà chúng ta chưa được cứu rỗi!" (Giê-rê-mi 8:20).

Không được cứu! Bạn đọc thân mến, đây có phải là cảnh ngộ đau buồn của bạn không? Được cảnh cáo về ngày phán xét đang đến, tìm cách trốn tránh cuộc đời, nhưng đến giờ nầy bạn vẫn chưa được cứu? Bạn biết con đường dẫn đến sự cứu rỗi, bạn đọc được điều nầy trong Kinh Thánh, bạn nghe về nó từ những bài giảng luận, bạn đã được bạn bè giải thích, nhưng bạn vẫn làm ngơ, và vì thế mà bạn không được cứu. Bạn sẽ không có lý do nào để bào chữa khi Chúa "sẽ đoán xét kẻ sống và kẻ chết". Đức Thánh Linh đã ban ít nhiều ơn phước trên những lời được rao giảng để bạn được nghe thấy, và nhiều lần sự nhắc nhở thiêng liêng đến với lòng bạn nhưng bạn vẫn sống ngoài Chúa Cứu Thế. Tất cả những mùa hy vọng đã đến rồi đi - mùa hè và mùa gặt đã qua - nhưng bạn vẫn chưa được cứu rỗi.

Năm nầy tiếp theo năm khác rồi đi vào cõi vĩnh hằng, năm cuối cùng của đời bạn rồi sẽ vụt đến; thời niên thiếu của bạn đã qua, thời kỳ trưởng thành tiếp nối theo, nhưng bạn vẫn chưa được cứu. Xin cho tôi hỏi bạn - Bạn sẽ được cứu không? Bạn còn hi vọng nào được cứu không? Những thời kỳ hầu như thuận tiện nhất đã qua, để lại bạn đàng sau vẫn chưa được cứu: Có cơ hội nào khác sẽ biến đổi tình trạng của bạn không? Mọi phương pháp đã thất bại đối với bạn - nhữmg phương pháp hay nhất, được kiên trì áp dụng với cảm xúc cao độ nhất - Còn gì nữa để có thể làm cho bạn? Sự hoạn nạn hay thịnh vượng đều thất bại không động đến lòng bạn được; những giọt nước mắt, những lời cầu nguyện và bài giảng luận đều vô giá trị đối với tấm lòng cằn cỗi của bạn. Điều gì đã ngăn bạn không được cứu? Có thể lắm cánh cửa hi vọng đã bị đóng chặt và bạn sẽ cứ ở trong cảnh ngộ cũ cho đến sự chết đời đời? Bạn có chùn lại khi nghĩ đến điều đó không? Nhưng đó vẫn là điều hợp lý nhất vì người nào không được rửa sạch nhiều bởi nước có thể sẽ bị dơ bẩn cho đến cuối đời. Thời kỳ thuận tiện không bao giờ đến; mà tại sao nó cần phải đến chứ? Lo ngại rằng nó sẽ không bao giờ đến cũng là hợp lý lắm, vì vậy, giống như Felix, bạn sẽ không tìm thấy thời kỳ thuận tiện cho đến khi bạn đã đến nơi địa ngục. Ôi! xin bạn hãy nghĩ đến sự khủng khiếp của địa ngục mà rất có thể bạn sẽ sớm bị quăng vào đó!
 
 Bạn đọc thân mến, giả sử bạn qua đời mà không được cứu thì số phận của bạn không lời nào có thể tả được. Chỉ viết ra tình trạng khủng khiếp của bạn trong nước mắt và máu; chỉ nói về nó bằng tiếng rên rỉ và nghiến răng; bạn sẽ bị hình phạt bằng sự hủy diệt đời đời khỏi sự vinh quang của Chúa, cách xa sự vinh hiển của quyền năng Ngài. Tại đây là tiếng nói của một người anh em đành lòng đánh động lòng bạn để bạn suy nghĩ nghiêm túc hơn. Ôi, xin bạn hãy khôn ngoan, khôn ngoan trong thời điểm trước khi một năm mới bắt đầu, hãy tin Chúa Giê-xu, Ngài là Đấng có quyền năng để cứu. Hãy dành phút giây cuối cùng nầy để lắng lòng suy nghĩ, và nếu bạn đến với đức tin khiêm nhường trong Chúa Giê-xu thì sự ăn năn tự đáy lòng sẽ đến với bạn, đó sẽ là điều tuyệt vời nhất. Đừng để năm nầy trôi qua mà tâm linh bạn vẫn chưa được tha thứ. Đừng để tiếng chuông giao thừa vang lên với một tâm thần chưa được sự mừng rỡ. Ngay bây giờ, bây giờ, BÂY GIỜ, HÃY TIN ĐỂ ĐƯỢC SỰ SỐNG.

"Hãy chạy trốn cứu lấy mạng, đừng ngó lại sau và cũng đừng dừng bước lại nơi nào ngoài đồng bằng; hãy chạy trốn lên núi, kẻo phải bỏ mình chăng" Sáng-thế-ký 19:17
C. H. Spurgeon (1843-1892)


HỌ KHÔNG BIẾT TÔI LÀ CƠ ĐỐC NHÂN!

       
         Vào khoảng cuối năm 1997, tại một bang thuộc Ấn Độ, những người cực đoan của một giáo phái đã tấn công những người tin Chúa trong bang đó. Phong trào chia rẽ này càng lúc càng lan nhanh. Vì sự an toàn cho các tín đồ của mình, vị mục sư của một hội thánh địa phương đã quyết định “tất cả mọi người tạm lánh qua các vùng khác cho tới khi mọi việc yên ổn trở lại.”
  
       Vài tháng sau, khi vụ việc đã được giải quyết tốt đẹp, mọi người trở về chỗ cũ của mình, và họ hết sức ngạc nhiên khi thấy một thanh niên trong hội thánh không hề ra đi. Anh ta đã ở lại trong suốt thời gian xảy ra các vụ lộn xộn và sát hại đó. Thắc mắc, cộng thêm một chút ngưỡng mộ, vị mục sư hỏi: “Anh không sợ nguy hiểm đến tính mạng của mình sao?” Những gì anh ta trả lời đã làm mọi người càng thêm sững sờ, “Không!” – Mục sư hỏi: “Tại sao?” – Anh trả lời: “Tôi đã sống ở đây hơn 10 năm rồi, nhưng không ai biết tôi là người tin Chúa hết, nên không sao cả!!”
Nhiều người, vì sự an toàn của bản thân hoặc vì xấu hổ, đã luôn che giấu niềm tin của mình. Phao-lô, một học giả, một nhà trí thức, có địa vị xã hội, một người đầy tài năng, một công dân Rô-ma thời đó, đã khẳng định: “Tôi không hổ thẹn về Tin lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin…” (Rô-ma 1:16). Có điều gì khiến bạn xấu hổ khi nhận mình là tín đồ Cơ Đốc chăng? Có bao giờ bạn đã tránh né khi người khác hỏi bạn về niềm tin Cơ Đốc chưa? Đừng bao giờ là một Cơ Đốc nhân giấu kín! Khi lòng bạn thật sự cảm nhận được “quyền phép của Đức Chúa Trời...” để cứu bạn, lúc ấy sự can đảm và niềm vui mừng vô hạn sẽ khiến bạn xưng ra Danh của Ngài.
“Bởi đó, ai xưng Ta ra trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ xưng họ trước mặt Cha Ta ở trên trời; còn ai chối Ta trước mặt thiên hạ, thì Ta cũng sẽ chối họ trước mặt Cha Ta ở trên trời.” (Ma thi ơ 10:32-33).




Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

HÃY CẢM TẠ CHÚA

        Vào thời Đệ Nhị Thế chiến, rất nhiều nhà thờ đã mở cửa suốt ngày đêm để mọi người có thể đến và cầu nguyện cho người thân của họ đang ở chiến trường. Vị mục sư tại ngôi nhà thờ nhỏ đã để ý một đứa bé, ngày nào nó cũng đến cầu nguyện khoảng mười phút.
Sau vài tuần lễ, một hôm đứa bé lại đến và quỳ cầu nguyện lâu hơn thường lệ. Vị mục sư nghĩ chắc có chuyện không lành. Để bày tỏ sự quan tâm của mình, ông hỏi tại sao hôm nay nó lại dành nhiều thì giờ để trò chuyện với Chúa hơn những ngày trước đây. Đứa bé trả lời: “Mỗi ngày con đều đến đây vài phút để cầu xin Chúa dẫn dắt cha con trở về nhà bình an. Sáng nay cha con đã trở về, nên con vội đến đây để cám ơn Chúa vì Ngài đã nhậm lời cầu xin của con, trong niềm vui nầy, con muốn nói với Chúa nhiều hơn mọi ngày.”
Sự cảm tạ phải là một phần trong mối thông công với Đức Chúa Trời. Cơ Đốc nhân sẽ trưởng thành khi có nhiều kinh nghiệm trong sự cảm tạ Chúa. Đôi lúc ta khẩn thiết cầu xin về một nan đề, và khi đã được đáp ứng, ta còn quên cảm tạ Ngài thay, huống chi lúc ta triền miên trong khốn khó và bất hạnh thì làm sao ta có thể nói lên lời cảm tạ? Sự cầu nguyện của nhiều người dường như chỉ toàn là những lời xin, mà rất ít sự ngợi khen và bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều người xem Chúa như một vị thần chỉ để giải quyết những khó khăn khẩn cấp. Và khi mọi việc dường như có vẻ êm xuôi thì lại lãng quên Ngài. Chúa không giàu thêm khi chúng ta biết ơn hoặc nghèo đi khi chúng ta vô ơn, nhưng lòng biết ơn Ngài trước hết là lợi ích cho đức hạnh của chúng ta, là nền tảng cho sự khiêm nhường, là sự khích lệ cho lòng tin cậy.
Trong I Tê-sa-lô-ni-ca 5:18a, Phao-lô khuyên: “Phàm việc gì cũng phải tạ ơn Chúa.” Dù đó là điều tốt hay xấu, may mắn hay rủi ro, thành công hay thất bại, đều nằm trong kế hoạch tốt nhất của Ngài dành cho ta.
"Hãy ngợi khen Đức Giê hô va, vì Ngài là thiện; sự nhơn từ Ngài còn đến đời đời." (Thi thiên 107:1). 


Nguồn: Dương Quang Thoại. 

Hoà Bình Trên Đất Chăng?

Đọc: Lu ca 2:8-14.
"Ta để sự bình an lại cho các ngươi, Ta ban sự bình an của Ta cho các ngươi; sự bình an Ta cho các ngươi không giống như thế gian cho." (Giăng 14:27)
              Tôi không muốn tranh chấp với bầu trời đầy thiên binh, nhưng tôi phải công nhận rằng mình thường hay thắc mắc về lời hứa ban bình an, mà đông đảo thiên thần đã đem đến cho bọn chăn trên những cánh đồng bên ngoài Bết-lê-hem. Suốt hơn 2000 năm qua, hòa bình cao nhất trên hành tinh chúng ta, là một món hàng quí hiếm. Chiến tranh vẫn tiếp tục tàn phá những cuộc đời ngây thơ, bạo lực gia đình đang là thảm họa gia tăng, tỉ số ly hôn nhảy vọt, Hội Thánh chia rẽ, và sự bình an trong tấm lòng ương ngạnh, bồn chồn của chúng ta dường như là giấc mơ khó nắm bắt.
                Vậy thì hòa bình đã hứa đang ở đâu? Thật ra, nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta có thể thấy Chúa Giê-xu đã mang lại mọi điều cần thiết cho hòa bình trên thế giới chúng ta. Ngài dạy những nguyên tắc hòa bình, kêu gọi con người yêu thương người lân cận như yêu bản thân mình. Và khi rời khỏi hành tinh này, Ngài hứa, "Ta để sự bình an lại cho các ngươi, Ta ban sự bình an của Ta cho các ngươi" (Giăng 14:27). Ngài dặn chúng ta: "nếu ai vả má bên hữu ngươi, hãy đưa má bên kia cho họ luôn;" "ai muốn bắt ngươi đi một dặm đường, hãy đi hai dặm với họ." "tha thứ sai phạm," "khước từ tham lam," "độ lượng đối với nhược điểm của người khác," "sống để phục vụ và yêu thương nhau như Ngài đã yêu thương chúng ta."
                Có vẻ như phần lớn sự bình an là tùy thuộc ở chúng ta. Phao-lô xác nhận điều này trong Rô-ma 12:18, "Nếu có thể được, thì hãy hết sức sống hòa thuận với mọi người." Giáng sinh này, chúng ta hãy trao tặng món quà hòa thuận cho thế giới mình đang sống, khi suy nghĩ về Vua Hòa Bình.
Joe Stowell
(Sưu tầm) 

HE IS ENOUGH

(Matthew 14:22-33)
Jesus spoke to them, saying, "Be of good cheer! It is I; do not be afraid." (Matthew 14:27)
            Sometimes we are overwhelmed by life. The crushing waves of disappointment, endless debt, debilitating illness, or trouble with people can cause hopelessness, depression, or despair. It happened to Jesus' disciples. And it has happened to me.
               Three statements by the Lord beginning with the words "It is..." offer us comfort, reassurance, and hope that Jesus is enough. The first is in Matthew 4 and is repeated three times: "It is written" (vv. 4,7,10). In responding to the three temptations of Satan, Jesus gave us proof enough that the Word of God is true and overcomes the most powerful forms of temptation and pressure.
               The second statement, "It is I" (Matt. 14:27), was spoken when Jesus told His terrified disciples that He Himself was presence enough to stop the howling storm and calm the raging seas.
              Jesus spoke the third "It is" from the cross: "It is finished!" (John 19:30). He assured us that His death was provision enough to pay the debt for our sins and set us free.
Whatever our circumstances, Jesus is present with His love, compassion, and grace. He is proof, presence, and provision enough to carry us safely through.
Dave Egner
When trials overwhelm our souls
And tempt us to despair,
We need to reach out to the Lord
And trust His tender care. - Sper

Source: Daily Bread 
                                                            

HAI BÓ HOA HỒNG

       Sách I Các Vua đoạn 10 có ghi, khi nữ vương nước Sê-ba nghe đồn về sự khôn ngoan của vua Sa-lô-môn, bà đã đặt rất nhiều câu hỏi để thử vua. Thế nhưng Kinh Thánh lại không cho chúng ta biết chút gì về những câu hỏi ấy. Truyền thuyết kể lại rằng, Nữ hoàng nước Sê-ba có đem theo hai bó hoa hồng rất giống nhau, nhưng một là giả và một là thật. Bà nhờ vua Sa-lô-môn hãy chỉ ra bó hoa nào là thật mà không được sờ đến chúng. Vua Sa-lô-môn cho đem đến vài con ong và thả chúng ra giữa hai bó hoa đó. Ngay lập tức chúng bay sà vào bó hoa thật!
Chúng ta có thể không phân biệt được phần hình thức của hai bó hoa nhưng loài ong thì không thể nhầm lẫn được, khi một bên thì tỏa hương, một bên thì vô vị. Nhìn cuộc sống bên ngoài của nhiều Cơ Đốc nhân thì gần như giống nhau, bởi họ cũng đi nhà thờ, học Kinh Thánh, cầu nguyện, dâng hiến, v.v…. thế nhưng, khi chung sống với họ, người ta mới biết ai thật sự có sức sống của Chúa Cứu Thế.
Chúa Jêsus đã từng phán: Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời. Ma-thi-ơ 5:16.
Ngày nay có quá nhiều người nói “Tôi là con của Chúa.” mà lại không “thấy hình ảnh của Chúa ở trong họ” – Có quá nhiều những bông hoa hình thức mà thật ít bông hoa có hương thơm. “Nhãn hiệu” Cơ Đốc nhân không làm cho chúng ta trở thành Cơ Đốc nhân, mà chỉ có sự sống thật của Chúa Cứu Thế trong lòng mới sản sinh được một sức thu hút linh hồn tội nhơn về với Chúa. Một hoa hồng không tỏa hương, chỉ là bông hoa giả. Một Cơ Đốc nhân không làm cho người khác nếm được hương vị ngọt ngào của sự cứu rỗi trong Chúa Cứu Thế, không mang lại lợi ích cho tha nhân, thì cũng chỉ là một Cơ Đốc nhân giả mà thôi.
"Song tạ ơn Đức Chúa Trời, Ngài làm cho chúng tôi được thắng trong Đấng Christ luôn luôn, và bởi chúng tôi, Ngài rải mùi thơm về sự nhận biết Ngài khắp chốn!" (2 Cô rinh tô 2:2-14).

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

God's Flannelgraph

Read: Psalm 19
"The heavens declare the glory of God; and the firmament shows His handiwork." (Psalm 19:1).

                In this age of new video technology, it might be hard to believe that some teachers still feel the best way to depict Bible stories is the low-tech flannelgraph board. I recall that my childhood Sunday school teachers used those flat boards covered with flannel, which enabled them to display cutouts of David, Daniel, Jonah, Jesus, and all the other characters. The flannelgraphs helped my teachers capture the essence of the Bible story in an artistic way.
                   Those old-school flannelgraphs aren't the oldest graphic teaching devices, however. God has long had a kind of "flannelgraph" of His own, and it is called creation. God uses the marvel of creation to instruct us and to display His power.
                   In Psalm 19:1, David wrote, "The heavens declare the glory of God; and the firmament shows His handiwork." In creation, God has revealed Himself so clearly that Paul declared, "His invisible attributes are clearly seen." Those who have the witness of creation are "without excuse" (Romans 1:20). Why? On the flannelgraph of God's creation, we see God's order and design. We see His power and glory. This should lead us to worship. "O Lord, our Lord, how excellent is Your name in all the earth!" (Ps. 8:1).
- Bill Crowder
 
With words of great power God formed the world
By the strength of His voice heaven's hosts were unfurled;
Now in His honor we worship His name
And in heartfelt devotion His glory proclaim. - Branon

Source: Daily Bread