Chủ Nhật, 16 tháng 9, 2012

KHÁCH LỮ HÀNH

         Người ta phát hiện một loạt những con cá rất lớn lần lượt trôi dạt lên bờ biển miền nam nước Pháp. Các đội cứu hộ vội vã săn sóc đàn cá. Một biến cố nào đó của đại dương đã làm chúng kiệt sức. Khi chúng được hồi phục, họ nhanh chóng đưa chúng về biển cả, tình trạng trở nên khẩn cấp khi một số con cá bị kiệt sức, hai mang bên hông mở ra, há hốc như một người thiếu dưỡng khí! Chúng không thể sống trên cạn! Chúng được sinh ra để sống dưới nước. Chúng cần một môi trường dưới nước!
          Môi trường nào là thích hợp nhất với cuộc sống của chúng ta? Trong sạch hay ô uế, thánh thiện hay tội lỗi? Sa-tan bằng mọi cách làm cho chúng ta quen thuộc với môi trường trần thế. Nó làm cho chúng ta thích nghi dần với điều kiện thiếu dưỡng khí trong lành và chấp nhận cuộc sống thoi thóp trong tuyệt vọng. Vì Đức Chúa Trời đã hứa cho chúng ta một "trời mới và đất mới là nơi sự công bình ăn ở" (II Phi-e-rơ 3:13), nên Cơ Đốc nhân là những người chỉ đi ngang qua đời nầy, như một khách lữ hành, nơi họ định cư là nước thiên đàng, họ đang trên đường về nhà.          
          Max Lucado viết, “Thảm họa có thể giáng xuống... đó là chúng ta cảm thấy thật sự thoải mái trên đất nầy như là nhà của mình." Có nhiều tín hữu bảo rằng họ yêu mến thiên đàng, thế nhưng trong thực tế họ tích lũy, xây đắp, sắm sửa, cứ như thế giới hiện tại là nơi ở đời đời của họ vậy. Những Cơ Đốc nhân thật sự sẽ không tha thiết gì cuộc sống trần thế, họ tồn tại với mục đích hoàn tất sứ mạng Cơ Đốc Phục Lâm cho cả thế gian. Họ nhận biết mình là khách lữ hành nên chỉ mang theo những gì thật cần thiết. Đây không phải là nơi họ có thể hít thở không khí trong lành của sự thánh thiện. Họ cảm thấy ngột ngạt cho đến khi nào được trở về với quê hương trên trời.

"Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình. Chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất." (Hê-bơ-rơ 11:13).

(Sưu Tầm)


XEM NGƯỜI KHÁC LÀ TÔN TRỌNG

         Một tờ báo nọ đã đăng câu chuyện và bài thơ ngụ ngôn như sau: Có một hạt giống nhỏ nằm dưới lòng đất, chẳng bao lâu nó sẽ nứt lộc đâm chồi. Nó trầm ngâm suy nghĩ: "Ta sẽ biến mình thành loại hoa nào trong các loài hoa đẹp bây giờ?" Rồi người ta nghe nó nói một mình: "Ta chẳng thèm làm hoa Hồng, nó đầy gai! Ta chẳng thích làm hoa Huệ, nó chẳng có màu sắc gì cả! Chắc chắn ta cũng không thành loài hoa Tím, nó nhỏ bé quá và lại mọc sát mặt đất!"
          Đoạn chót của bài thơ nói về hạt giống ấy như sau:
Thế là nó chê hết loài hoa nầy,
….. đến loài hoa khác,
Cho tới khi hạt giống kiêu kỳ đó thức dậy,
….. vào một sớm mùa hè,
Nó thấy mình là ….. một cọng cỏ!
          Dường như ai cũng muốn cho mình là hay, là tốt hơn mọi người khác! Thói thường, người ta thích chê bai, chỉ trích cái xấu hoặc nhược điểm của kẻ khác, còn mình thì bao giờ cũng tốt đẹp. Ngay cả trong lời tự thú: "Tôi xấu xa lắm!" cũng thường phảng phất cái ý tưởng rằng: "chính mình là người tốt." Chúa Jêsus muốn chúng ta đối diện với con người của chính mình. Trước khi nhìn vào lỗi lầm của người khác, phải thẳng thắn với lỗi lầm của ta. Kết quả là khi tự nhận thức được lỗi lầm, chúng ta sẽ không còn dám lên án lỗi lầm của ai khác!
          Sứ đồ Phao-lô, trong thơ gửi cho Hội thánh Phi-líp, ông khuyên không nên khinh thường người khác, nhưng phải tôn trọng lẫn nhau, "Chớ làm sự chi vì lòng tranh cạnh hoặc vì hư vinh, nhưng hãy khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình." (Phi-líp 2:3-8) Ông muốn chúng ta hãy học tính khiêm nhường như Chúa Giê-su. “Chính Ngài đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người…. Hãy có đồng một tâm tình như Đấng Christ đã có.” (Phi líp 2:7).

"Sao ngươi dòm thấy cái rác trong mắt anh em ngươi, 
mà chẳng thấy cây đà trong mắt mình?" (Ma thi ơ 7:3).

(Sưu tầm)
 

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

SAO KHÔNG PHẢI LÚC NẦY?


Đọc Giăng 13:33-38.
Sau khi phục vụ... thời đại mình, Đa-vít đã qua đời. 
 (Công Vụ Các Sứ Đồ 13:36)

            Tôi có một bạn thân làm giáo sĩ ở Suriname nhiều năm, nhưng vào những năm cuối, anh bị một chứng bịnh gây tê liệt. Nhiều lúc anh thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời cho anh còn sống. Anh ao ước ra đi về với Chúa.
            Có lẽ cuộc sống quá khó khăn đối với bạn hoặc đối với người thân, và bạn đang thắc mắc tại sao Đức Chúa Trời còn để cho bạn hoặc người thân vẫn còn sống. Khi Chúa Giê-xu nói Ngài sắp về trời, Phi-e-rơ hỏi, "Lạy Chúa, vì sao bây giờ tôi không thể theo Ngài được?" (Giăng 13:37). Giống như Phi-e-rơ, bạn có thể thắc mắc tại sao việc vào thiên đàng bị trì hoãn: "Sao không phải lúc này?"
            Đức Chúa Trời có mục đích khôn ngoan và yêu thương khi để chúng ta ở lại. Có việc cần làm trong chúng ta, mà chỉ có thể được hoàn tất trên trần gian này. Những hoạn nạn của chúng ta, vốn tạm bợ, nhằm mang lại cho chúng ta vinh quang "cao trọng và vĩnh cửu" (2 Cô-rinh-tô 4:17). Và cũng có việc cần làm cho người khác nếu chỉ nói tới yêu thương và cầu nguyện. Sự có mặt chúng ta cũng có thể nhằm mục đích tạo cơ hội cho người khác học tập yêu thương và nhân ái.
            Vì vậy, dù có thể bạn mong ước rảnh nợ cho bản thân hoặc cho người thân, nhưng tiếp tục sống trong thân xác, có thể dẫn tới kết quả. "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy." (Phi-líp 1:21). Và có an ủi trong sự chờ đợi: Tuy thiên đàng có thể bị trì hoãn, nhưng Đức Chúa Trời có lý do riêng. Chắc chắn là như vậy!
- David Roper

An ủi lớn nhất đối với chúng ta
là biết Đức Chúa Trời đang làm chủ.

(Sưu Tầm)

MẮT KHÔNG HỀ NGỦ


Đọc Thi thiên 121

            Thám tử Allan Pinkerton nổi tiếng vào giữa thập niên 1800 nhờ giải quyết một loạt những vụ cướp hỏa xa và ngăn chặn vụ ám sát Abraham Lincoln khi ông đi nhậm chức lần đầu tiên. Vốn là một trong những cơ quan đầu tiên loại này tại Hoa Kỳ, Pinkerton National Detective Agency càng nổi bật hơn, nhờ dùng con mắt mở lớn làm huy hiệu với dòng ghi, "Chúng tôi Không Bao giờ Ngủ."
Không còn cảm giác nào tuyệt hơn là biết bạn được bảo vệ và an toàn. Bạn cảm thấy bình an khi mọi cửa đều khóa chặt, và tất cả đều yên tĩnh khi đi vào giấc ngủ ban đêm. Bạn cảm thấy an ninh. Nhưng nhiều người vẫn thao thức trên giường với ý nghĩ lo sợ hiện tại và hãi hùng tương lai. Một số thì sợ cảnh ồn ào bên ngoài hoặc sợ người phối ngẫu bạo lực. Một số không thể nghỉ an do lo lắng cho đứa con nổi loạn. Người khác thì lo âu lắng nghe để tin chắc đứa con đang bịnh nặng vẫn còn thở.
            Đây là những lúc Đức Chúa Trời yêu thương khuyến khích chúng ta kêu cầu Ngài, là Đấng không hề "Chợp mắt cũng không buồn ngủ" (Thi Thiên 121:4). Thi Thiên 34:15 nhắc chúng ta rằng "Con mắt Đức Giê-hô-va đoái xem người công chính, tai Ngài lắng nghe tiếng kêu cầu của họ."
            Có thể Pinkerton có "mắt riêng," nhưng Đấng thực sự có mắt không hề ngủ, thì đang nhìn thấy và lắng nghe tiếng kêu của "người công chính" (Thi Thiên 34:17).
            - Cindy Hess Kasper

Chúng ta có thể ngủ an lành
khi nhớ rằng Đức Chúa Trời đang thức.

(Sưu Tầm)

THỰC SỰ KỲ LẠ


Đọc: Rô ma 5:6-11

Hãy xem Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta tình yêu thương lớn chừng nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con cái Đức Chúa Trời! (1 Giăng 3:1)

            Tôi có đọc những lời này trên trang Web riêng của một thiếu nữ: "Tôi chỉ cần được yêu và người ấy phải kỳ lạ mới được!" Phải chăng tất cả chúng ta đều mong muốn điều đó: được yêu, cảm thấy được ai đó quan tâm? Và càng tốt hơn nữa, là người ấy phải kỳ lạ!
            Nhân vật thích hợp toàn vẹn nhất, với lời mô tả đó, chính là Chúa Giê-xu Christ. Qua cách bày tỏ tình yêu vô tiền khoáng hậu, Ngài đã rời nhà Cha trên thiên đàng giáng trần trong thân hình một hài nhi, mà chúng ta kỷ niệm vào dịp Giáng sinh (Lu-ca 2). Rồi sau khi sống cuộc đời toàn vẹn, Ngài đã dâng mạng sống làm sinh tế cho Đức Chúa Trời trên thập giá thay cho chúng ta (Giăng 19:17-30). Ngài thế chỗ chúng ta vì chúng ta cần được cứu khỏi tội lỗi cùng án tử hình. "Trong khi chúng ta còn là tội nhân, thì Đấng Christ chết thế chúng ta" (Rô-ma 5:8). Rồi 3 ngày sau, Cha đã kêu Ngài sống lại (Ma-thi-ơ 28:1-8).
            Khi chúng ta ăn năn và tiếp nhận món quà yêu thương kỳ lạ từ Chúa Giê-xu, thì Ngài trở thành Chúa Cứu thế (Giăng 1:12; Rô-ma 5:9), Chúa (Giăng 13:14), Thầy (Ma-thi-ơ 23:8), và Bạn của chúng ta (Giăng 15:14). "Hãy xem Đức Chúa Cha đã ban cho chúng ta tình yêu thương lớn dường nào, đến nỗi chúng ta được gọi là con cái Đức Chúa Trời!" (1 Giăng 3:1).
            Bạn đang tìm ai đó yêu mình chăng? Chúa Giê-xu yêu chúng ta nhiều hơn bất kỳ ai khác có thể yêu. Và Ngài thật sự là kỳ lạ!
- Anne Cetas

Điều lạ lùng hơn hết chỉ cần biết đó là 
Chúa Giê-xu yêu tôi.

Sưu tầm.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

NHẬP CUỘC


Đọc: Giăng 4:7-26. 

            Nhà của chị Norena ở South Florida bị hư hại nặng trong cơn Bão Andrew năm 1992. Chị nhận được khoản bảo hiểm và bắt đầu sửa chữa. Nhưng rồi nhà thầu ngưng việc khi hết tiền, bỏ nhà dở dang không có điện. Suốt 15 năm, Norena sống với chiếc tủ lạnh nhỏ xíu và vài ngọn đèn câu nhờ. Điều kỳ lạ là hàng xóm dường như không biết nan đề của chị. Sau đó, Thị trưởng hay biết, đã nhập cuộc và liên lạc với nhà thầu điện, và nhà chị được có điện trở lại trong vòng vài tiếng đồng hồ.
            Khi Chúa Giê-xu gặp người nữ Sa-ma-ri bên giếng (Giăng 4), Ngài nhập cuộc để tìm hiểu cuộc sống của bà và cho biết bà có nhu cầu thuộc linh. Ngài dựa trên mối quan tâm chung với bà này (nước, c.7) rồi thôi thúc bà chú ý và tò mò thêm (c.9-14). Ngài lịch sự và nhạy bén khi đề cập tội lỗi của bà (c.16-19) và giữ cho cuộc đối thoại xoay quanh vấn đề chính (c.21-24). Sau đó Ngài trực tiếp nói cho bà biết Ngài là Đấng Mết-si-a (c.26). Kết quả là bà cùng với nhiều người Sa-ma-ri khác đã tin Ngài (c.39-42).
            Chúng ta hãy nhập cuộc để tìm hiểu đời sống của người khác và nói cho họ biết về Chúa Giê-xu. Ngài là nguồn năng lực tâm linh duy nhất và làm thỏa mãn những khao khát sâu thẳm nhất.  
                                                                                                                        - Marvin Williams

Niềm tin đáng có, chính là niềm tin đáng chia sẻ.

Sưu Tầm

NGƯỜI YÊU MẾN ĐỨC CHÚA TRỜI


           
 Đọc Ma thi ơ 22:34-40.

           Trong tiểu sử ngắn của St. Francis of Assisi, G. K. Chesterton mở đầu bằng tia nhìn thoáng qua trái tim của nhân vật độc đáo giàu lòng nhân của thế kỷ 12 này. Chesterton viết: "Như Thánh Francis, Ông không yêu nhân loại mà yêu người thể nào, thì ông cũng không yêu Cơ Đốc giáo mà lại yêu Đấng Christ cũng thể ấy.... Độc giả thậm chí còn không thể bắt đầu cảm nhận được ý nghĩa của câu chuyện mà có thể dường như là chuyện rất hoang đường, cho tới khi hiểu được rằng, đối với nhà thần học bí ẩn nầy, (vị thánh vĩ đại nầy), thì tôn giáo của ông, không phải là chuyện lý thuyết mà là chuyện tình."
            Khi Chúa Giê-xu được yêu cầu nêu lên mạng lịnh lớn nhất trong Luật pháp, Ngài đáp, "Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn mà yêu Chúa là Đức Chúa Trời ngươi. Đây là điều răn đầu tiên và lớn nhất" (Ma-thi-ơ 22:37-38). Người nêu câu hỏi muốn thử Chúa Giê-xu, nhưng Chúa trả lời nhấn mạnh yếu tố quan trọng để làm đẹp lòng Đức Chúa Trời. Trước tiên và trên hết, mối liên hệ giữa chúng ta với Ngài là vấn đề tấm lòng. Nếu xem Đức Chúa Trời như người đốc công và xem việc tuân phục Ngài là gánh nặng, thì chúng ta thuộc hàng ngũ những người nghe Chúa phán, "Điều Ta trách ngươi, ấy là ngươi đã bỏ lòng kính mến ban đầu" (Khải Huyền 2:4).
            Con đường thỏa vui là hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn yêu Chúa.
                                                                                                                      - David McCasland

Hãy đặt Đấng Christ ưu tiên, 
thì bạn sẽ có được niềm vui còn mãi.

Nguồn: Daily Bread.